Nhà cung cấp
KAROFI - CÔNG NGHỆ MỸ
CÔNG NGHỆ LỌC NƯỚC THẨM THẤU NGƯỢC RO
RO là từ viết tắt của Reverse Osmosis
Công nghệ RO là một thành tựu quan trọng của khoa học công nghệ. Nó được ra đời vào những năm 50-60 của thế kỉ trước tại Hoa Kỳ, được phát minh bởi nhà khoa học Oragin, công nghệ này nhanh chóng trở thành công nghệ dẫn đầu trong lọc nước, xử lý nước. Ngày nay, máy lọc nước RO được ứng dụng rộng rãi vào trong đời sống và sản xuất, là một trong những giải pháp hiệu quả nhất trong việc xử lý nước, cung cấp nguồn nước tinh khiết, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho mỗi gia đình.
Công nghệ thẩm thấu ngược (RO)
Thẩm thấu ngược (RO) là công nghệ lọc nước sử dụng màng bán thấm để loại bỏ các chất bụi lớn từ trong nước. Ngược lại với quy trình thẩm thấu thông thường, công nghệ RO với tốc độ và áp lực lớn, dòng nước chảy liên tục trên bề mặt RO và chỉ cho các phân tử nước đi qua những lỗ lọc, các tạp chất sẽ bị giữ lại và cuốn trôi theo dòng nước thải nên màng RO luôn được rửa sạch và có tuổi thọ cao.
Đối với các máy lọc nước dùng các bộ lọc thông thường, sử dụng màng lọc dạng lưới với kích cỡ nhỏ nhằm ngăn chặn các chất cặn bẩn sẽ không thể loại bỏ được hết các thành phần độc hại, các chất ô nhiễm, virus, vi khuẩn nên không thể tạo ra được nước lọc sạch, tinh khiết và an toàn.
Để khắc phục nhược điểm đó các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược RO (Reverse osmosis membrane) giúp loại bỏ hầu hết các cặn bẩn hữu cơ, kim loại nặng, vô cơ, vi khuẩn và virus gây bệnh.
Màng thẩm thấu ngược hoạt động như thế nào?
Theo một cơ chế ngược lại với các cơ chế lọc thẩm thấu thông thường. Màng lọc RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm cao áp tạo ra một dòng chảy mạnh (đây có thể gọi là quá trình phân ly trong chính dòng nước ở môi trường bình thường nhờ áp lực) đẩy các thành phần hóa học, các kim loại, tạp chất,... có trong nước chuyển động mạnh, văng ra vùng có áp lực thấp hay trôi theo dòng nước ra ngoài theo đường thải. Trong khi ấy các phân tử nước thì lọt qua các mắt lọc cỡ kích cỡ 0,0001 micromet nhờ áp lực cao, với kích cỡ mắt lọc này thì hầu hết các thành phần hóa chất kim loại, các loại vi khuẩn đều không thể lọt qua.
Các màng RO được cấu tạo từ tấm màng mỏng bằng chất liệu đặc biệt (TFC - Thin Film Composite), được gắn chặt và cuộn lại với nhau thành một cấu hình dạng xoắn ốc. Trên bề mặt màng gồm các lỗ nhỏ có kích thước khoảng 0.1 – 0.5 nanomet (to hơn chỉ vài ba phân tử H2O) vì thế chỉ cho các phân tử nước đi qua, còn các chất rắn hòa tan (thuộc trừ sâu, phẩm nhuôm công nghiệp,…) thường có kích thước phần tử lớn nên không thể đi qua được màng lọc RO. Các vi khuẩn (kích thước vài Micromet), hay các loại virus nhỏ hơn (kích thước vài chục nanomet), đều to gấp nhiều lần kích thước của các lỗ trên màng RO, hay các ion kim loại tuy nhỏ nhưng bị hydrat hóa (bị các phân tử nước bao quanh trở nên cồng kềnh hơn và cũng không thể chui lọt qua màng RO. Tất cả đều bị chặn và được đẩy ra ngoài theo đường nước thải.